Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Việc phát hiện bệnh sớm qua các xét nghiệm giang mai có vai trò quan trọng trong điều trị hiệu quả. Vậy xét nghiệm giang mai như thế nào?
Giang mai ngoài lây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, giang mai có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu, lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc thân mật như ôm, hôn hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân…Xoắn khuẩn giang mai có sức tàn phá khủng khiếp đến mọi cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, chúng phá hủy hệ xương khớp, hệ thần kinh trung ương, hệ vận động và hệ tiêu hóa… có thể dẫn đến mù lòa, bại liệt hoặc thậm chí là tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm giang mai như thế nào?
Một trong những khó khăn trong chẩn đoán và xét nghiệm giang mai là không thể nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai trong môi trường nhân tạo. Do đó, việc xét nghiệm giang mai dựa trên:
- Soi bệnh phẩm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm chính là dịch niệu đạo ở nữ và nam giới, các vết loét giang mai soi trên kính hiển vi có nền đen.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số VDRL (RPR) và TPHA, FTA-ABS
>>>Xem thêm bài viết: Bệnh giang mai có chữa được không
Xét nghiệm RPR được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn đầu và giang mai kín. Sau khi RPR cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ tiến hành tiếp xét nghiệm TPHA. Nếu TPHA cũng cho kết quả dương tính nữa thì khả năng bị giang mai là rất cao, cần làm thêm xét nghiệm FTA-ABS để phân biệt sàng lọc giang mai với các nhiễm trùng khác.
Chú ý: Một vài trường hợp người bệnh bị ung thư, trạng thái sinh lý bất ổn, mang thai… có thể bị kết quả giả dương tính. Do đó, xét nghiệm giang mai phải tiến hành rất nhiều lần với các xét nghiệm khác nhau vào khoảng thời gian khác nhau.
Đối với trẻ sơ sinh có nghi ngờ bị lây nhiễm giang mai từ mẹ, thì xét nghiệm RPR dương tính cũng chưa thể chính xác. Trong trường hợp chỉ số RPR của con cao gấp 4 lần mẹ thì có thể xác định đứa bé bị nhiễm giang mai.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân:
Giang mai là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV/AIDS. Những triệu chứng ban đầu của giang mai rất khó nhận biết nên người bệnh nên tiến hành xét nghiệm giang mai ngay khi có nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Xét nghiệm cần tiến hành càng sớm càng tốt để bệnh được điều trị và chữa khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về xét nghiệm giang mai. Bạn có quan hệ tình dục không an toàn và có nghi ngờ mắc giang mai hoặc các bệnh xã hội khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 01665 115 116 – 01665 116 117 để được tư vấn.