Giang mai là một trong những xã hội thường gặp hiện nay. Bệnh không chừa bất cứ một ai nhưng do cấu tạo cơ quan sinh dục ở dạng mở nên nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn. Tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức về bệnh giang mai là cách tốt nhất giúp chị em có thể chủ động phòng tránh bệnh hoặc điều trị kịp thời nếu không may mắc phải.
Bài viết khác về bệnh xã hội có thể bạn quan tâm:
- Những triệu chứng mụn rộp sinh dục bạn không nên bỏ qua
Tìm hiểu bệnh giang mai ở nữ giới
Bệnh giang mai ở nữ giới là do một loại xoắn khuẩn hình lò xo có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn này sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, nhất là cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân gây giang mai ở nữ giới
Nữ giới có thể mắc bệnh do những nguyên nhân chính sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh nói chung và bệnh giang mai ở nữ giới nói riêng. Khi chị em có quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ bằng đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn) với người bị nghi là mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh là rất lớn.
- Lây qua đường máu: Chị em có thể bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai và mắc bệnh nếu nhận máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị nghi là mắc bệnh.
- Lây qua các vết thương hở: Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể xâm nhập từ người này sang người khác qua các vết thương hở ngoài da và niêm mạc.
- Ngoài ra, khi người mẹ mang thai mắc bệnh giang mai thì xoắn khuẩn giang mai cũng có thể xâm nhập vào thai nhi và gây bệnh qua đường sinh nở hoặc khi có tiếp xúc mật thiết với người mẹ.
Biểu hiện giang mai ở nữ giới
Những biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới phát triển qua 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Sau 9 – 90 ngày, người bệnh sẽ thấy những vết loét nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính chỉ khoảng 1 – 2mm. Khoa học gọi những vết loét này là săng giang mai.
Người bệnh có thể phát hiện ra săng giang mai ở âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi nhỏ hoặc lan vào sâu cổ tử cung. Sau một thời gian, săng giang mai có thể tự biến mất mà không cần phải điều trị.
Giai đoạn 2
Sau một thời gian kể từ khi săng giang mai biến mất, người bệnh sẽ bị nổi phát ban có màu đỏ hoặc tím hồng khắp toàn thân, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Ngoài ra, trong giai đoạn này người bệnh cũng có thể bị đau đầu, đau họng, chóng mặt, chán ăn, sút cân…
Giai đoạn 3
Ở giải đoạn này, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào bên trong các cơ quan nội tạng của người bệnh gây ra củ giang mai, giang mai thần kinh và giang mai tim mạch.
Những nguy hiểm của bệnh giang mai
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những nguy hại sau:
- Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh: Do giang mai là một bệnh xã hội nên người mắc bệnh thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi, sợ mọi người biết được sẽ xa lánh, ngại giao tiếp…
- Ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày: Khi mắc bệnh, người bệnh dường như không thể tập trung làm được bất cứ một việc gì, điều này tác động rất lớn đến hiệu quả công việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Làm tổn thương hệ thống trung khu thần kinh: Người bệnh có thể bị bại liệt thần kinh, tắc nghẽn độc mạch chủ…
- Tổn thương xương khớp: Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào hệ xương khớp khiến người bệnh bị liệt tứ chi, không thể cử động hay làm bất cứ việc gì
- Trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh thì xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh cho trẻ, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai…
- Gây nguy hiểm đến tính mạng: Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh.
Cách chữa trị bệnh giang mai ở nữ giới
Khi phát hiện những triệu chứng bệnh, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Điều trị nội khoa: Người bệnh cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, tuyệt đối không không được tự ý mua thuốc, ngưng hay lạm dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch: Những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nặng đã điều trị bằng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả thì phải tiến hành điều trị bằng phương pháp cân bằng miễn dịch. Đây là một phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả với nhiều ưu điểm như: điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, giảm khả năng tái phát bệnh hiệu quả…
Phòng tránh bệnh giang mai ở nữ giới
- Để không mắc bệnh, chị em cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng
- Không nhận/ truyền máu với người bị nghi là mắc bệnh.
- Chú ý xử lý thật tốt khi có các vết thương hở ngoài da và niêm mạc
- Tránh tiếp xúc với các vết thương hở của người khác. Nếu không may có tiếp xúc thì bạn nên rửa lại sạch sẽ bằng xà phòng.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nhất là cơ quan sinh dục.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, ít nhất là 6 tháng/lần
Các chủ đề khác về bệnh xã hội có thể bạn quan tâm:
- Cách phòng chống bệnh xã hội hiện nay
- Gai sinh dục: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa hiệu quả
Hy vọng rằng với những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về bệnh giang mai, từ đó có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc có thể gọi đến số 01665115116 để được các chuyên gia giải đáp miễn phí.