Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý lặp lại theo chu kỳ diễn ra trong cơ thể nữ giới. Các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như độ dài chu kỳ kinh nguyệt, thời gian diễn ra kinh nguyệt của phụ nữ (hành kinh), máu kinh,… đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là tập hợp một chuỗi các hiện tượng sinh lý diễn ra trong cơ thể nữ giới, có tính lặp đi lặp lại. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở nữ giới trong lứa tuổi trưởng thành, sẽ gắn bó với nữ giới cho đến khi mãn kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được điều khiển trực tiếp bởi các hormone sinh dục nữ, có liên quan trực tiếp đến chu kỳ rụng trứng. Thông thường, giữa chu kỳ kinh nguyệt chính là chu kỳ rụng trứng diễn ra.
Thời gian kinh nguyệt của phụ nữ?
- Thời gian chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên hành kinh của kỳ kinh này cho đến ngày đầu hành kinh của kỳ kinh kế tiếp.
Theo đó, thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trong khoảng giới hạn từ 21 ngày đến 35 ngày. Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài từ 28-32 ngày. Chị em có chu kỳ kinh nguyệt quá dài, trên 35 ngày hoặc quá ngắn, dưới 21 ngày thì đều có thể coi là chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
- Thời gian hành kinh
Thời gian hành kinh của nữ giới trung bình diễn ra trong khoảng từ 3 ngày đến 5 ngày. Trong khoảng thời gian hành kinh, lượng máu kinh của chị em ra trung bình khoảng 50ml.
Một số chị em có thời gian hành kinh và lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn mức trung bình cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, thời gian hành kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu kinh ra quá nhiều… thì lại cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
- Khoảng máu kinh trong mức giới hạn là từ 20ml-80ml: Máu kinh vượt quá 80ml được coi là máu kinh ra nhiều, ít hơn 20ml thì được coi là máu kinh ra ít
- Thời gian hành kinh trong mức chấp nhận được là từ 2 ngày đến 7 ngày: Thời gian hành kinh quá ít (dưới 2 ngày) và quá nhiều (trên 7 ngày) thì có thể coi là rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt bất thường.
>>> Xem thêm: Ngày đèn đỏ ăn gì cho hết đau bụng kinh
Các yếu tố có thể làm thay đổi thời gian kinh nguyệt của phụ nữ
Mỗi sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm cả thời gian diễn ra kinh nguyệt đều biểu hiện một sự thay đổi nào đó của cơ thể.
Theo đó, chị em cần phải nắm rõ các nguyên nhân chủ yếu có thể làm thay đổi thời gian kinh nguyệt dưới đây:
- Tâm lý bất ổn: Trạng thái tâm lý bất thường như căng thẳng, lo lắng kéo dài; áp lực, buồn đau quá độ… đều gây ức chế hormone sinh sản và dẫn tới kinh nguyệt không đều.
- Mang thai: Chị em mang thai thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị dừng lại, niêm mạc tử cung sẽ dầy lên mà không bong đi để nuôi dưỡng thai nhi.
- Các bệnh phụ khoa: Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, … sẽ khiến thời gian kinh nguyệt diễn ra dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường.
- Mãn kinh sớm: Chị em trên 40 tuổi chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền, mãn kinh thì nội tiết tố estrogen giảm đột ngột, ảnh hưởng lớn đến thời gian chu kỳ kinh nguyệt.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia sản phụ khoa về thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám Thái Hà bằng cách gọi điện đến số 01665 115 116 – 01665 116 117 hoặc truy cập vào website: phukhoathaiha.vn để tìm hiểu thêm nhều thông tin hữu ích về những bệnh phụ khoa thường hay gặp phải ở phụ nữ..
>>> Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng các chị em thường gặp phải khi có chu kì kinh nguyệt, bạn nên xem thêm: Làm thế nào để có kinh nguyệt đều