Khỏe hàng ngày

Táo bón ở trẻ em, những điều cần lưu ý với ba mẹ

Táo bón ở trẻ em là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Bé bị táo bón không thể đi vệ sinh được, đau đớn và khóc khiến cho các ông bố, bà mẹ rất xót xa. Để phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ em, dưới đây là những điều cần lưu ý với cha mẹ. Bình thường, nếu trẻ vẫn đang bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì số lần đại tiện của trẻ thường không cố định, trẻ ít bị táo bón. Tuy nhiên, nếu trẻ đang uống sữa công thức hoặc đang ăn thức ăn rắn thì có thể đại tiện mỗi ngày một lần, chủ yếu là ngay sau mỗi bữa ăn.

Ở những trẻ bị táo bón, cha mẹ của trẻ sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau:

Táo bón thường gặp ở những giai đoạn trưởng thành sau của bé:

Nguyên nhân gây táo bón cho trẻ

Bạn đang cai sữa cho trẻ: Trẻ ăn thêm thức ăn dặm, không được bú sữa như trước kia nữa nên phân mất một lượng nước đáng kể, cứng và rắn khiến cho trẻ đại tiện khó khăn hơn.

Sử dụng sữa bột: Sữa mẹ bình thường cân bằng đầy đủ các chất béo và protein nên trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đại tiện ra phân mềm, ít bị táo bón. Việc mẹ sử dụng sữa công thức chứa thành phần nào đó có thể là nguyên nhân gây nên táo bón cho trẻ.

Mắc bệnh: Trẻ bị suy giáp, ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn, rối loạn chuyển hóa … có thể khiến hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động không bình thường.

Thiếu nước: Cơ thể của trẻ thiếu nước sẽ hấp thụ chất lỏng từ các đồ ăn, thức uống đưa vào cơ thể khiến cho phân đi ngoài thiếu nước, khô rắn và dẫn đến táo bón.
Bài viết bạn quan tâm: táo bón liên tục là nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến

Điều trị táo bón ở trẻ

Nếu nghi ngờ trẻ bị táo bón là do đang sử dụng sữa công thức không phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi loại sữa uống bổ sung cho trẻ. Hiện tượng táo bón ở trẻ không trầm trọng, cha mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng thói quen đi tiêu và tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ là được.

Thăm khám bác sĩ nhi rất cần thiết nếu trẻ bị táo bón đi kèm với các triệu chứng:

Trong trường hợp trẻ không thể ăn uống, bị sút cân và đi ngoài ra máu.

Trẻ dưới 4 tháng tuổi mà không có dấu hiệu muốn đi đại tiện trong vòng 24h.

Phòng ngừa và điều trị táo bón cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Phải kiên nhẫn

Táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm cúm thông thường khác. Ngay cả khi trẻ được đưa đến khám bác sĩ sớm thì thời gian điều trị cũng rất dài nên cha mẹ của trẻ phải kiên nhẫn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, ngay khi bé đi tiêu bình thường thì mẹ bé vẫn phải tiếp tục dùng thuốc chống táo bón duy trì ít nhất 6 tháng. Việc tùy tiện ngưng thuốc quá sớm khi thấy con đã khỏi có thể khiến cho táo bón tái phát.

2. Xây dựng cho con những thói quen tốt

Tập luyện cho trẻ thói quen đi tiêu hàng ngày có thể giúp loại bỏ phân không ứ đọng quá lâu trong trực tràng, giúp bé xây dựng phản xạ đại tiện. Theo đó, bé nên tập đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Nếu như vào ngày đó bé không thể đi tiêu trong 15 phút thì nên lập lại vào ngày hôm sau. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích các hoạt động thể lực ở trẻ nhỏ, trẻ vận động nhiều sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Để phòng và điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả, chất xơ và nước uống là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Mẹ của trẻ nên bổ sung các thức ăn chứa nhiều chất xơ có trong rau tươi và các loại ngũ cốc, trái cây …

Bé cũng cần phải được bổ sung đủ nhu cầu nước mỗi ngày, nước ép trái cây cũng là loại nước rất hữu ích trong điều trị táo bón cho trẻ.

Lưu ý: Đối với bệnh táo bón ở trẻ em, cha mẹ trẻ tuyệt đối không thể coi thường, cũng không nên tùy tiện sử dụng bất kì loại thuốc điều trị nào bao gồm cả thuốc đạn và thuốc đặt hậu môn mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có thể bạn qua tâm: Phòng khám đa khoa Thái Hà đỉa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội.