Những điều cần biết về nứt kẽ hậu môn sẽ giúp cho mọi đối tượng nói chung cũng như người bị bệnh nói riêng có được những thông tin hữu ích để phòng chống bệnh cũng như chữa bệnh một cách hiệu quả hơn. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn. Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nếu không biết cách xử lý, vết nứt sẽ khó lành và có thể biến chứng sang apxe hậu môn, rò hậu môn…
Dưới đây là một số những điều cần biết về nứt kẽ hậu môn được chia sẻ bởi các chuyên gia phòng khám Thái Hà:
Những điều cần biết về nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện các vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn, thường do rặn phân cứng dẫn đến.
Các triệu chứng thường gặp của nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Cảm giác nóng rát trước và sau khi đi vệ sinh, cảm giác đau như dao cứa khi phân đi qua ống niêm mạc hậu môn.
- Xuất hiện máu lẫn với phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu.
- Các triệu chứng khác: Người bệnh sợ đi đại tiện, hậu môn ngứa ngáy, khó chịu…
1. Nứt kẽ hậu môn có cần điều trị?
Nứt kẽ hậu môn nếu được phát hiện và tiến hành can thiệp sớm thì vết nứt có thể lành lại trong vòng 2 tuần.
Ngược lại nếu bệnh nhân để mặc không điều trị, táo bón vẫn kéo dài và các triệu chứng của bệnh không dứt thì vết nứt có xu hướng tái phát, rất khó lành.
Tóm lại, nứt kẽ hậu môn cần can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Khi mới mắc bệnh, người bệnh có thể dùng thuốc, bao gồm thuốc mỡ bôi hậu môn có tác dụng giảm đau, kết hợp với thuốc uống nhuận tràng, làm mềm phân.
Cùng với đó, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ hơn để chấm dứt tình trạng táo bón, ngăn chặn vết nứt rộng ra.
Điều trị và can thiệp nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ kịp thời, vết nứt hậu môn sẽ có xu hướng tự lành trong vòng 2-3 tuần.
Ngược lại, nếu bệnh nhân tự điều trị không khỏi thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành can thiệp ngoại khoa.
Xem thêm: Những sai lầm khi điều trị bệnh trĩ
3. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa điều trị nứt kẽ hậu môn?
Có ba phương pháp can thiệp ngoại khoa chính:
Nong hậu môn:
Phù hợp với nứt kẽ hậu môn mãn tính, bác sĩ sẽ nới rộng hậu môn, ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp.
Cắt cơ vòng hậu môn:
Tạo thêm một vết rạch ở cơ vòng hậu môn để nới lỏng vết nứt, giảm sức căng và áp lực lên vết rách hậu môn. Thông thường, vết rạch này có thể liền dần sau phẫu thuật.
Thủ thuật STARR:
Phù hợp với bệnh nhân bị rách hậu môn do chứng đại tiện tắc nghẽn, bác sĩ sẽ chỉ định cắt mô thừa trong trực tràng. Nguy cơ biến chứng rất cao, bệnh nhân dễ bị chảy máu, đại tiện không kiểm soát, phân rỉ qua lỗ rò…
Phòng khám đa khoa Thái Hà đã và đang áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu trong điều trị nứt kẽ hậu môn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ điều trị hiện đại với kinh nghiệm lâu năm của bác sĩ cho hiệu quả điều trị nứt kẽ hậu môn đạt tối đa.