Khỏe hàng ngày

Nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn

Các vết nứt tại ống hậu môn gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nắm rõ những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn sẽ giúp mỗi người có cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ về những nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn để người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng này.


Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là các vết nứt, lở loét dọc theo ống hậu môn, chiều dài từ 0,5 – 1 cm. Cách nhận biết khi bị nứt kẽ hậu môn tương đối rõ ràng với các triệu chứng sau:

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm. Trường hợp các vết nứt lớn sẽ không thể tự lành nếu không được can thiệp ngoại khoa thích hợp.
Xem thêm các tin liên quan: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Táo bón mãn tính là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và rất nhiều bệnh lý khác. Để đào thải phân ra ngoài niêm mạc hậu môn phải căng giãn rộng. Lâu dần sẽ mất đi sự đàn hồi và hình thành nên các vết nứt.

Bệnh Corhn là một chứng bệnh viêm nhiễm tại hậu môn với các triệu chứng bất thường như: đau bụng, tiêu chảy, viêm màng đường tiêu hóa, suy dinh dưỡng…Tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân hình thành nên các vết nứt do hậu môn phải làm việc liên tục nhiều giờ. Phân lỏng rất dễ bị đọng lại gây viêm nhiễm, lở loét ống hậu môn.

Hậu môn vốn không dùng để quan hệ tình dục do đó không có khả năng tiết chất bôi trơn tự nhiên như âm đạo. Tuy nhiên, rất nhiều cặp đôi lựa chọn quan hệ qua đường hậu môn để mang lại cảm giác mới lạ, nhất là đồng tính nam. Khi quan hệ, hậu môn không những phải căng giãn liên tục mà còn rất dễ bị trầy xước gây viêm nhiễm do quan hệ thô bạo.

Ăn uống thiếu khoa học, ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón và nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, uống ít nước cũng khiến hoạt động của nhu động ruột suy giảm, phân khô, to và cứng, mỗi lần đi đại tiện sẽ rất đau rát và khó khăn.

Sau khi thực hiện các tiểu phẫu như chích xơ búi trĩ, quang đông hồng ngoại, trích xơ búi trĩ… nếu không chăm sóc đúng cách đều có thể dẫn đến viêm nhiễm, biến chứng và hình thành nứt kẽ hậu môn.

Sự hình thành của búi trĩ sẽ sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc hậu môn, gây viêm nhiễm và nứt kẽ hậu môn.
Có thể bạn cần biết: Tác hại của bệnh trĩ tới sức khỏe người bệnh

Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Phòng tránh nứt kẽ hậu môn không khó, bạn có thể thực hiện theo những lưu ý sau:

Để điều trị nứt kẽ hậu môn, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay vật lý trị liệu tùy vào mức độ của vết nứt. Để kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến những trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định phương pháp thích hợp.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chi sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nứt kẽ hậu môn từ đó có cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay tới phòng khám thái hà theo số điện thoại 01665115116 hoặc 01665116117 hoặc có thể đến trực tiếp và trao đổi với các bác sĩ phòng khám tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh.
Bài viết bạn quan tâm: Chất lượng phòng khám đa khoa thái hà