Khỏe hàng ngày

Đi ngoài ra máu tươi có sao không

Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu báo động nhiều vấn đề rắc rối về sức khỏe. Vậy đi ngoài ra máu tươi có sao không? Hãy cùng lắng nghe lời giải đáp của các chuyên gia dưới đây.

“Chào bác sĩ! Gần đây cháu rất hay đi ngoài ra máu đỏ tươi. Lúc đầu thì cháu chỉ thấy một ít vết máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu nhưng vừa một ngày trước thì máu ra ướt cả buồn cầu, đi vệ sinh cũng thấy khó khăn. Cháu rất lo lắng, không biết đi ngoài ra máu tươi có sao không? Liệu cháu có nên đi khám bác sĩ khám không?” (Minh Đức, 20 tuổi, Nam Định).

Chuyên gia phòng khám Thái Hà giải đáp:

Chào bạn, đại tiện ra máu đỏ tươi là hiện tượng rất hay gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây nên mà chủ yếu là do các bệnh về tiêu hóa.

Bạn có thể căn cứ vào tình trạng, liều lượng máu chảy để biết được các nguyên nhân cùng mức độ nguy hiểm của hiện tượng này như sau:
Đi ngoài ra máu tươi có sao không?

  1. Đi ngoài ra máu đỏ tươi do bệnh trĩ

Là tình trạng các thành tĩnh mạch hậu môn bị co giãn hết mức, chúng sa xuống và tạo thành các búi trĩ ở khu vực hậu môn trực tràng.

Đại tiện ra máu đỏ tươi là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân trĩ. Lúc đầu, máu có thể ra ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu. Về sau, máu sẽ ra nhiều hơn, chảy thành tia như cắt tiết gà.

Bệnh trĩ thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Các biến chứng của bệnh trĩ như nghẹt và tắc trĩ, viêm và tắc mạch hậu môn, nứt kẽ hậu môn… làm suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

  1. Polyp trực tràng và đại tràng

Căn bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các khối u lồi trong lòng đại trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng.

Polype đại trực tràng rất khó phát hiện, người bệnh đi ngoài ra máu đỏ tươi với số lượng nhiều, đe dọa nguy cơ thiếu máu nặng. Trường hợp các cuống polyp nằm gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài hậu môn.

Polyp đại trực tràng là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ung thư đại trực tràng. Theo ước tính, có đến 80% bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng là do polyp đại trực tràng dẫn đến.

  1. Viêm và nứt kẽ hậu môn

Bệnh nhân bị táo bón kéo dài, cố rặn làm cho niêm mạc hậu môn bị nứt kẽ, xuất hiện các vết nứt hậu môn.

Đi ngoài ra máu đỏ tươi do viêm và nứt kẽ hậu môn thường không nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp nứt kẽ nhẹ đều có thể tự lành. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân thì các vết nứt kẽ hậu môn có thể diễn biến mãn tính thành apxe hậu môn.

  1. Viêm loét đại trực tràng

Đại trực tràng bị tổn thương, viêm loét và dẫn đến chảy máu, bệnh nhân đi ngoài máu đỏ tươi có lẫn chất nhầy.

Viêm loét đại trực tràng cũng được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể tiến triển sang giai đoạn đầu của ung thư.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân:

Đi ngoài ra máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bệnh trĩ, viêm và nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hoặc viêm loét đại trực tràng. Các căn bệnh này khó có thể tự khỏi, có thể biến chứng thành ung thư nếu không được điều trị. Do đó, bạn chớ nên chần chừ thêm nữa mà hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Trong thời gian này, bạn nên thực hiện một số điều để hạn chế tình trạng đại tiện ra máu tươi như sau:

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về vấn đề đi ngoài ra máu tươi có sao không. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc gọi điện đến số 01665 115 116 – 01665 116 117.