Có nhiều nguyên nhân đi ngoài ra máu như do chế độ ăn uống, do các bệnh hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn… Trong đó, đi ngoài ra máu đông do chứng xuất huyết tiêu hóa là một trong những nguyên nhân nguy hiểm. Bệnh nhân cần phải được xử lý đúng cách và can thiệp kịp thời.
Đi ngoài ra máu đông do chứng xuất huyết tiêu hóa là gì?
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu chảy thoát ra trong lòng ống tiêu hóa bao gồm dạ dày, thực quản,…
Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi khác nhau, tập trung chủ yếu từ 20-50 tuổi.
Người bị cảm cúm, đang trong quá trình sử dụng aspirin hay corticoid, bị chấn động mạnh về tinh thần… có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao hơn.
Triệu chứng đặc trưng nhất của xuất huyết tiêu hóa là:
- Nôn ra máu đỏ tươi: Máu màu nâu sẫm, hơi đỏ, có lẫn với thức ăn và dịch nhầy.
- Đi ngoài ra máu: Máu màu đỏ thẫm, có thể chuyển sang màu đen, lẫn với phân nên thường bị người bệnh chủ quan, bỏ qua.
- Các triệu chứng khác: Bệnh nhân bị vã mồ hôi chân tay, nổi da gà; cơ thể mệt mỏi, vật vã, giẫy dụa; mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, tiểu ít và thường xuyên ngất xỉu…
Một số chứng bệnh là nguyên nhân trực tiếp gây ra xuất huyết tiêu hóa như sau:
- Viêm loét dạ dày: Nhiễm vi khuẩn H.pylori và sử dụng thuốc kháng viêm lâu dài.
- U lành tính và ung thư: Ung thư thực quản, dạ dày hoặc tá tràng… đều có thể gây ra xuất huyết tiêu hóa.
- Các bệnh lý khác: Xơ gan và vỡ tĩnh mạch thực quản, suy thận, nhiễm khuẩn huyết…
Lưu ý: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân muốn biết cụ thể cần phải có xét nghiệm kiểm tra chuyên khoa.
Xử lý xuất huyết tiêu hóa gây đi ngoài ra máu đông như thế nào?
Đi ngoài ra máu đông do chứng xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng nguy hiểm, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi ống tiêu hóa để chẩn đoán mức độ, nguyên nhân của tình trạng máu chảy rồi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu nặng, ồ ạt cần được cấp cứu nội khoa kịp thời để giải quyết nguyên nhân chảy máu, tránh trường hợp tử vong cho người bệnh. Cách xử lý trong trường hợp này bao gồm:
- Để người bệnh nằm trên giường hoặc cáng, để đầu thấp.
- Liên hệ trực tiếp với hệ thống y tế để được trợ giúp.
- Bệnh nhân sẽ được truyền dịch và uống thuốc nâng huyết áp, thở oxy để cải thiện tình trạng mất máu… trước khi tiến hành các bước điều trị tiếp theo.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về vấn đề đi ngoài ra máu đông coi chừng xuất huyết tiêu hóa. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc gọi điện đến số 01665 115 116 – 01665 116 117.
>Xem thêm: Đại tiện ra máu đỏ tươi
những dấu hiệu của bệnh trĩ
http://webchuabenhtri.com/di-cau-ra-mau-la-benh-gi-meo-cach-tri-di-cau-ra-mau-tai-nha-10264.html