Nhiều bệnh nhân có thắc mắc đi ngoài ra máu có phải là biểu hiện của bệnh trĩ không. Dưới đây là trường hợp của một bạn gái đã gửi câu hỏi đến chuyên gia phòng khám Thái Hà:
Câu hỏi:
“Chào bác sĩ! Dạo gần đây em thường xuyên ngứa ngáy hậu môn và khó khăn khi đi cầu kéo dài. Đặc biệt là bắt đầu từ hai ngày trước, em đi ngoài ra rất nhiều máu tươi, đỏ cả bồn cầu. Em rất lo lắng và có lên mạng tìm hiểu thì biết rằng có thể bị bệnh trĩ. Vậy mong các chuyên gia phòng khám Thái Hà tư vấn cho em biết đi ngoài ra máu có phải là biểu hiện của bệnh trĩ không?” (Thu Hằng, Hà Nam)
Trả lời:
Chào bạn. Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có lẫn máu khi đi cầu. Máu màu đỏ tươi hoặc đen tùy thuộc vào vị trí chảy máu.
Trong trường hợp của bạn, đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh trĩ không thì còn cần phải quan tâm đến các triệu chứng đi kèm. Cụ thể:
Đi ngoài ra máu có phải biểu hiện của bệnh trĩ không?
Có nhiều nguyên nhân đi ngoài ra máu. Trong hầu hết các trường hợp, đi ngoài ra máu chủ yếu là do táo bón, bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân khác gây đi ngoài ra máu.
Bệnh trĩ:
Bệnh nhân đi ngoài ra máu đỏ tươi, đi ngoài khó khăn và đi ngoài phải rặn, xuất hiện cảm giác chướng, ngứa ngáy và khó chịu, các búi trĩ lòi ra và sa xuống hậu môn.
Tham khảo bài viết: cách điểu trị bệnh trĩ
Bệnh nứt kẽ hậu môn:
Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện vết nứt lớp niêm mạc hậu môn, thường do táo bón dẫn đến. Nứt kẽ hậu môn gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau đớn như dao cứa khi đại tiện và hiện tượng ra máu hậu môn.
Polyp hậu môn:
Sự tăng sinh lớp niêm mạc hậu môn gây ra các cuống polyp di chuyển lên xuống trong lòng đại trực tràng, bệnh nhân không có triệu chứng nào khác ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu.
Ung thư hậu môn trực tràng:
Bệnh nhân đi ngoài ra máu, màu đỏ hoặc đen, lẫn với chất nhầy kèm theo triệu chứng toàn thân như cơ thể mệt mỏi, mất sức
Bạn Thu Hằng thân mến! Đi ngoài ra rất nhiều máu tươi, kèm theo ngứa ngáy, và khó khăn khi đi cầu thì có thể là do bệnh trĩ, nhưng cũng không loại trừ các nguyên nhân đi ngoài ra máu khác.
Do đó, để chẩn đoán chính xác, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe, chậm trễ trong việc điều trị.
Trước hết, để ngăn chặn khó khăn khi đi ngoài và đi ngoài ra máu, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, tăng cường ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ít chất đạm, thịt, giảm lượng đồ ăn cay nóng, nhiều giàu mỡ.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà dành cho thắc mắc đi ngoài ra máu có phải là biểu hiện của bệnh trĩ không dành cho bạn Thu Hằng. Mọi băn khoăn nào khác, bạn có thể gọi điện đến số 0365 116 117 để được tư vấn trực tiếp.