Trĩ ngoại là một căn bệnh dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc của bạn. Hãy thử tưởng tượng khi bạn ngồi xuống có cảm giác đau rát, khó chịu như ngồi trên một bụi gai đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì tất cả các hoạt động từ đứng, ngồi đều khiến bạn bị đau đớn. Vì vậy, tìm ra cách chữa trị bệnh trĩ ngoại là rất cần thiết cho những bệnh nhân đang phải sống chung với căn bệnh này.
Trĩ ngoại là do các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc khiến cho các búi trĩ bị sưng to, sẫm màu, xơ cứng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất vẫn là nhân viên văn phòng, phụ nữ mang thai, tài xế lái xe… Trĩ ngoại nếu không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại như thiếu máu, tắc nghẹt búi trĩ, hoại tử, viêm nhiễm… Do vậy, khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh thì bạn hãy đến ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Việc chữa trị sớm sẽ rút ngắn được thời gian, chi phí điều trị cũng như giúp bạn tránh khỏi những biến chứng do bệnh gây ra.
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá hiệu quả nhất 2016
Cách chữa bệnh trĩ ngoại
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ ngoại thường không được khuyến khích phẫu thuật giống như trĩ nội, chỉ những trường hợp búi trĩ ngoại bị viêm nhiễm nặng thì bác sĩ mới chỉ định người bệnh tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Thông thường, trĩ ngoại sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là những triệu chứng của bệnh sẽ được khắc phục hiệu quả.
Chữa trĩ ngoại bằng thuốc
Do thể trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người là khác nhau nên các loại thuốc được sử dụng thuốc điều trị trĩ ngoại cũng có sự khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra, thăm khám để xác định các loại thuốc phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Thuốc được dùng trong điều trị trĩ ngoại có thể là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn.
- Thuốc uống: có tác dụng làm tăng quá trình thẩm thấu, giảm tình trạng phù nề, sưng tấy.
- Thuốc bôi: có tác dụng chống viêm, giảm đau, sát trùng. Dùng để bôi trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, trước khi bôi thuốc người bệnh nên chú ý vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Thuốc đặt hậu môn: Dùng để đặt trực tiếp vào trong ống hậu môn.
Chữa trĩ ngoại bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh việc điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa thì người bệnh cũng cần phải thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả chữa trị. Chẳng hạn như:
- Ăn nhiều những thực phẩm chất xơ như rau xanh, hoa quả, đặc biệt là khoai lang.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cho phân mềm hơn, ngăn ngừa được tình trạng táo bón.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, tránh sử dụng nhiều bia, rượu, nước uống có ga…
- Vận động thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ để giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng.
- Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không nên ngồi đọc báo hay xem điện thoại khi đi đại tiện.
- Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm
Xem thêm: Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà về Cách trị bệnh trĩ ngoại. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này xin vui lòng liên hệ tới số 01665 115 116 – 01665 116 117 để được các chuyên gia giới thiệu chi tiết hơn.
phòng khám đa khoa nào tốt ở hà nội
phòng khám đa khoa tư nhân tại hà nội
danh sách các phòng khám đa khoa tại hà nội