Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội rất dễ lây nhiễm nên đây được coi là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhận biết những con đường lây nhiễm bệnh giang mai là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Vậy bệnh giang mai có thể lây qua những con đường nào? Hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh giang mai
Bệnh giang mai gây ra do xoắn khuẩn Treponema pallidum. Loại vi khuẩn này phát triển mạnh tại những nơi ẩm ướt trên cơ thể người nhưng chỉ sống được khoảng vài giờ ở môi trường bên ngoài.
Loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm nếu có sự tiếp xúc với mầm bệnh. Bệnh giang mai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
Bệnh giang mai lây như thế nào?
Bệnh giang mai rất lây nhiễm, thậm chí nhiều người không hề biết rằng mình bị mắc bệnh. Do các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu nên người bệnh thường tự mua thuốc về điều trị. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh giang mai thường xuất hiện một thời gian sau đó tự biến mất nên người bệnh thường lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Việc tự ý ngưng điều trị hoặc cắt giảm thuốc có thể khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
- Lây qua đường quan hệ tình dục
Đây là con đường lây bệnh giang mai chủ yếu. Việc quan hệ mà không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng, dùng tay kích thích đều sẽ dẫn đến lây nhiễm bệnh. Những người quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ với trai/gái mại dâm có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
- Lây qua đường truyền máu
Nếu vô tình truyền hoặc nhận nguồn máu chưa qua xét nghiệm cũng khiến bạn vô tình nhiễm bệnh. Sử dụng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ y tế cũng có thể khiến bạn nhiễm bệnh.
- Lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở nhiễm bệnh
Những tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, quan hệ tình dục với người mắc bệnh sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Tại những vùng niêm mạc mỏng, dễ bị tổn thương, trầy xát nếu tiếp xúc với mầm bệnh có thể dẫn đến việc khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương này.
- Lây nhiễm qua đường sinh nở
Trong quá trình mang thai nếu nữ giới bị nhiễm bệnh giang mai có thể dẫn đến lây nhiễm sang con thông qua nhau thai. Ngoài ra, khi mắc bệnh chị em cần sinh bằng phương pháp mổ đẻ để tránh việc trẻ tiếp xúc với dịch tiết âm đạo của mẹ dẫn đến mắc giang mai bẩm sinh.
- Lây nhiễm qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân
Do khuẩn giang mai không có khả năng sống lâu tại môi trường bên ngoài nên nguy cơ lây bệnh giang mai thông qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân là không cao. Tuy nhiên, không phải không có nguy cơ lây nhiễm.
Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, bạn nên từ bỏ thói quen sử dụng chung quần áo, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người khác khi chưa chắc chắn họ không bị nhiễm bệnh.
Vừa rồi là những giải đáp cho thắc mắc bệnh giang mai lây như thế nào? Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà tại số 11 – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội bằng cách gọi điện đến số 01665 115 116 – 01665 116 117 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp.
=> Xem thêm bài viết: http://webbenhxahoi.com/nhung-dau-hieu-benh-giang-mai-ma-cac-ban-phai-quan-tam-10218.html