Khỏe hàng ngày

Cẩn thận bệnh apxe hậu môn: những điều bạn nhất định phải biết

Apxe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ ở những tuyến hậu môn nhỏ. Căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân.

Dưới đây là những điều cần biết về apxe hậu môn mà chuyên gia phòng khám Thái Hà chia sẻ đến bạn đọc.

Apxe hậu môn là hiện tượng viêm nhiễm tại các hệ thống mô mềm khu vực hậu môn trực tràng. Nếu không được can thiệp ngoại khoa sớm, apxe hậu môn dễ gây biến chứng rò hậu môn, viêm nang lông.

Triệu chứng apxe hậu môn

Các mụn mủ: Mới đầu, hậu môn bệnh nhân xuất hiện mụn mủ với kích thước nhỏ, sau đó chúng sưng lên và phát triển to ra, có thể vỡ dần, kèm theo chảy dịch màu vàng và mùi hôi.

Cảm giác đau: Mụn mủ to thì cảm giác đau nhói gia tăng, mụn mủ vỡ thì đau giảm nhưng ngứa ngáy thường trực. Các cơn đau nhói xuất hiện đột ngột khi ngồi xuống hoặc va chạm vào hậu môn và có thể kéo dài.

Hậu môn bất thường: Vùng da xung quanh hậu môn bị sưng đỏ và nhạy cảm, ẩm ướt ngứa ngáy.

Triệu chứng toàn thân: Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ớn lạnh, bị ngứa ngáy dữ dội, đau khi đi tiêu…

Nguyên nhân apxe hậu môn

Vết nứt hậu môn bị nhiễm trùng lâu ngày, mưng mủ, dẫn đến các ổ apxe.

Apxe hậu môn là biến chứng trực tiếp của trĩ, rò hậu môn, viêm loét đại trực tràng…

Bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật hậu môn như niệu đạo, xương cụt, đáy xương chậu …  mà không bảo đảm điều kiện tiệt trùng tiệt khuẩn về trang thiết bị y tế và phòng thực hiện thủ thuật.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm đại tràng, viêm ruột, tiểu đường, viêm túi thừa và viêm vùng chậu … làm tăng nguy cơ bị apxe hậu môn.

Chẩn đoán và điều trị apxe hậu môn như thế nào?

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lâm sàng, bao gồm kiểm tra trực tràng kỹ thuật số, phát hiện các ổ apxe.

Làm thêm một số xét nghiệm chức năng để sàng lọc apxe hậu môn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm ruột và bệnh túi thừa hay ung thư trực tràng.

Điều trị

Phẫu thuật là cần thiết để điều trị apxe hậu môn. Bác sĩ buộc phải sử dụng gây mê tại chỗ, rạch hậu môn, tiến hành dẫn lưu mủ, để làm sạch các ổ apxe.

Sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau và kháng sinh. Kháng sinh rất cần thiết với người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám để dự phòng apxe hậu môn tái phát.

Lưu ý: Bệnh nhân cần phải lựa chọn địa chỉ điều trị apxe hậu môn uy tín, chất lượng; phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, nứt hậu môn, apxe tái phát, sẹo…

Phòng ngừa apxe hậu môn

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Điều trị táo bón triệt để bằng các biện pháp làm mềm phân, tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, ít đồ ăn cay nóng.

Tái khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ mỗi 6 tháng một lần.

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về bệnh apxe hậu môn. Mọi băn khoăn nào khác, bạn hãy gọi điện đến số 01665 115 116 – 01665 116 117 để được các chuyên gia phòng khám tư vấn và giải đáp.